Kinh tế - xã hội Cái Nước

Huyện Cái nước nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Cà Mau, nằm trên 2 trục giao thông chính của tỉnh Cà Mau (tuyến quốc lộ 1A Cà Mau – Năm Căn dài nhất tỉnh, tuyến đường liên huyện Vàm Đình – Cái Nước – Đầm Dơi). Vì vậy có điều kiện phát triển nhanh, nhất là về dịch vụ. Trong đó, trục giao thông Bắc – Nam là tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Thành phố Cà Mau đến thị trấn Năm Căn (1 đoạn của tuyến đường Hồ Chí Minh và đây cũng là tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng kinh tế MêKông mở rộng (Hà Tiên – Cà Mau – Năm Căn). Các cầu trên tuyến đường này đã được đầu tư xây dựng (cầu Đầm Cùng cũng sẽ hoàn thành vào năm 2011). Đây là tuyến liên kết phát triển các trung tâm kinh tế đô thị Cà Mau, Năm Căn (đang chủ trương xây dựng thành khu kinh tế Năm Căn).

Trục giao thông Đông – Tây là tuyến đường Cái Đôi Vàm – Vàm Đình – Cái Nước – Đầm Dơi, ngoài ra từ huyện còn có tuyến đường Rau Dừa – Rạch Ráng (huyện Trần Văn Thời).

Như vậy huyện Cái Nước được kết nối với các huyện tiếp giáp bằng các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường tỉnh là một thuận lợi cơ bản để giao lưu kinh tế xã hội, lan tỏa phát triển.

Các xã phía bắc của huyện, tiếp giáp với thành phố Cà Mau nên sẽ là vùng tiếp nhận sự lan tỏa các yếu tố phát triển từ thành phố Cà Mau khá nhanh, nhất là dọc theo tuyến Quốc lộ 1A từ cầu Lương Thế Trân đến Rau Dừa. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến những vấn đề phát sinh của những vùng ven đô, đây là những vùng có thể chịu tác động mạnh do sự phát triển tự phát nếu không được quản lý chặt chẽ về quy hoạch phát triển.

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ở phía bắc của huyện Cái Nước có Khu công nghiệp Hòa Trung (nằm ở địa bàn xã Lương Thế Trân huyện Cái Nước và xã Lý Văn Lâm của thành phố Cà Mau) đã được thành lập và cho triển khai đầu tư giai đoạn I (quy mô toàn khu là 352 ha, giai đoạn I là 130,67 ha, trong đó thuộc địa bàn huyện Cái Nước là 136 ha, giai đoạn I là 58 ha). Đây là khu công nghiệp chế biến thủy sản tập trung, có sức thu hút đầu tư mạnh vì thuận lợi cả giao thông thủy và giao thông đường bộ), là điều kiện rất quan trọng để tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Nông nghiệp

Sản xuất ngư – nông nghiệp tiếp tục phát triển, từng bước khắc phục tình trạng độc canh con tôm sau lúc chuyển đổi sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất và đối tượng cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao đã và đang phát triển nhiều nơi trong huyện.

Sản xuất thủy sản: diện tích mặt nước nuôi thủy sản năm 2005 của huyện (chủ yếu là nuôi tôm) là 31.626 ha, chiếm 11,3% diện tích nuôi toàn tỉnh, diện tích này được ổn định liên tục hàng năm cho đến nay. Năng suất, sản lượng nuôi trồng hàng năm tăng lên, năm 2005 đạt 15.207 tấn (có 10.748 tấn tôm), đạt bình quân gần 500 kg/ha (riêng tôm đạt bình quân 331 kg/ha); năm 2009 đạt 21.500 tấn, có 12.720 tấn tôm; năm 2010 ước đạt 25.000 tấn (có 13.800 tấn tôm), tăng bình quân hàng năm 10,93%.

Tôm nuôi của huyện chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, diện tích nuôi tôm công nghiệp còn ít, năm 2010 khoảng 120 ha, diện tích nuôi phân tán ở tất cả các xã (mỗi xã chỉ có một số hộ có điều kiện về vốn mới thả nuôi), năng suất bình quân 4 tấn/ha, nuôi tôm công nghiệp phát triển chậm vì nhu cầu vốn đầu tư lớn (ít hộ có khả năng đầu tư) và tỷ lệ rủi ro còn cao. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến cho năng suất cao đạt khoảng 800 ha; phần lớn diện tích nuôi các hộ đều thả nuôi tôm kết hợp với nuôi cua, cá. Mô hình sản xuất nuôi tôm luân canh trồng lúa ở một số xã mang lại hiệu quả cao, bền vững, nhưng do hệ thống thủy lợi chưa được khép kín đồng bộ nên diện tích nuôi tôm luân canh với sản xuất một vụ lúa chưa nhiều, những nơi chưa khép vùng thuỷ lợi hay bị tràn mặn, bị hạn nên hiệu quả không cao. Phong trào nuôi cá ao đìa nước ngọt, nước lợ (ao trong đất vườn nhà), nhất là các loài cá có giá trị cao như cá chình, cá bống tượng, toàn huyện đã có khoảng 180 ha nuôi cá tập trung ở các xã ven quốc lộ 1A (Thạnh Phú, Hưng Mỹ, Phú Hưng).

Về sản xuất nông nghiệp: từ sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi tôm, diện tích trồng lúa của huyện còn rất ít, năm 2001 còn khoảng gần 1.500 ha, năm 2005 còn 1.118 ha, năm 2006 là 783 ha. Những năm gần đây do lúa có giá và nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng của mô hình sản xuất bền vững nên đã tích cực trồng luân canh lúa trên đất nuôi tôm, năm 2009 gieo cấy trên 4.435 ha, nhưng do bị tràn mặn và nắng hạn bị thiệt hại 735 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng trên 3.500 ha, sản lượng lúa 12.250 tấn; ước thực hiện năm 2010 gieo cấy 4.500 ha lúa trên đất nuôi tôm, sản lượng lúa dự kiến đạt 15.750 tấn. Diện tích lúa chủ yếu tập trung ở các xã Phú Hưng, Thạnh Phú, Hòa Mỹ, Hưng Mỹ và một phần ở xã Lương Thế Trân, Tân Hưng, Tân Hưng Đông.

Việc sản xuất các cây trái khác cũng từng bước hồi phục, diện tích bắp khoảng 18 ha, diện tích rau đậu khoảng 200 ha, cây dừa khoảng 1.800 ha (diện tích dừa cho thu hoạch khoảng 1.500 ha).

Quy mô đàn gia súc, gia cầm cũng giảm nhiều so với trước khi chuyển sang nuôi tôm, do sản lượng lương thực thấp và do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đàn heo năm 2008 -2009 đạt 14.000 con, năm 2010 ước đạt 25.000 con, đàn gia cầm năm 2009 đạt 68 nghìn con, năm 2010 ước đạt khoảng 90 nghìn con.

Hiện trạng sản xuất ngư nông nghiệp của huyện Cái Nước

phân theo địa bàn xã, thị trấn:

Đơn vịDiện tíchTrong đó (ha)SL lúaSLTSTĐ:SLĐàn heo
nuôi TSLúa tômChuyên tômTôm CN(tấn)(tấn)Tôm (tấn)(con)
Toàn huyện3162645002440612015750250001380025000
TT Cái Nước19461831515408201500
Xã Tân Hưng Đông44963003931151050355019102000
Xã Đông Thới23182073518309702100
Xã Đông Hưng250023055198010302100
Xã Trần Thới303027955240012502700
Xã Hòa Mỹ26008001663172800205012102300
Xã Hưng Mỹ2310800137552800183010402300
Xã Tân Hưng42513003491201050336018402600
Xã Phú Hưng31021000188483500245013902500
Xã Thạnh Phú25731100112853850203011602600
Xã Lương Thế Trân2500200193030700198011802300

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp chế biến thủy sản được tăng cường đầu tư, từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khu công nghiệp Hòa Trung đã thu hút được 10 dự án công nghiệp, trong đó có 7 dự án nhà máy chế biến thủy sản đã đầu tư đi vào hoạt động, làm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 145,72 tỷ đồng (giá cố định 1994), năm 2008 đạt 216 tỷ đồng, năm 2009 đạt 260 tỷ đồng, năm 2010 dự kiến đạt 300 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 15%.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 nhà máy chế biến thủy sản với công suất trên 20.000 tấn/năm, bao gồm: Công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu (Fine food), Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Hòa Trung; Công ty Đại Dương, Công ty CBXK thủy sản Việt Hải, Công ty XNK Huỳnh Hương, Công ty TNHH chế biến XNK thủy sản Minh Châu, nhà máy CBTS XK Nam Long (Cadovimex). Ngoài ra còn có một số Công ty sản xuất chế biến Chitin, D- Glutamine Hydrochride từ đầu vỏ tôm như: Công ty TNHH Kim Hồng, Công ty Đại Phát, Công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc Thanh - Việt Trung đã đầu tư và đang hoạt động trong Khu công nghiệp Hòa Trung (cụm phía Nam thuộc địa bàn huyện Cái Nước).

Sản lượng thủy hải sản chế biến năm 2009 đạt 14.800 tấn, chiếm gần 20% sản lượng chế biến thủy hải sản của tỉnh Cà Mau. Sản lượng Chitin, Dglucosamin đạt khoảng 1.000 tấn.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được duy trì và phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Các ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ đã đóng vai trò quan trọng trong kinh tế huyện, năm 2010 chiếm tỷ trọng 33,8% tổng giá trị tăng thêm của huyện, đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Mạng lưới bán lẻ được phân bố rộng khắp, đáp ứng tốt cung cấp hàng hóa ở tận vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay trên địa bàn huyện có 7 chợ với tổng số 1.600 điểm kinh doanh và 1.800 hộ kinh doanh. Trong đó chợ thị trấn Cái Nước có quy mô chợ loại 2 (500 điểm kinh doanh), là trung tâm thương mại có quy mô trung bình, vừa đáp ứng nhiệm vụ bán lẻ, vừa bán buôn. Các chợ ở xã có quy mô chợ loại 3 gồm các chợ: chợ Rau Dừa xã Hưng Mỹ, chợ Đầm Cùng xã Trần Thới, chợ Cái Rắn xã Phú Hưng, chợ Nhà Phấn xã Thạnh Phú, chợ xã Tân Hưng. Theo số liệu điều tra năm 2007 của Cục Thống kê Cà Mau, trên địa bàn huyện Cái Nước có 4.638 cơ sở cá thể kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung dịch vụ thương mại ở nông thôn huyện phát triển còn hạn chế, chưa giải quyết được nhiều lao động.

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Toàn huyện có 750 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi tập trung ở thị trấn Cái Nước, xã Đông Hưng, Hòa Mỹ, Tân Hưng. Dịch vụ vận tải phát triển nhanh do giao thông đường bộ phát triển, tuyến xe buýt Tắc Vân – Đầm Cùng (chạy qua địa bàn huyện) với 6 xe hoạt động hiệu quả, lượng khách đông. Tuyến xe buýt thị trấn Cái Nước – thị trấn Cái Đôi Vàm với cự ly 25 km cũng mới được quy hoạch và đi vào hoạt động. 

Các dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, bảo đảm thông tin liên lạc với chất lượng ngày càng cao và tiện lợi. Đến cuối năm 2009 toàn huyện Cái Nước có 126.031 thuê bao điện thoại (trong đó có 18.383 máy điện thoại cố định, 727 máy di động thuê bao trả sau và 106.921 máy di động trả trước); bình quân đạt 89,31 máy/100 người dân (điện thoại cố định đạt bình quân 13,03 máy/100 người dân). Dịch vụ Internet cũng bước đầu phát triển đến các xã trong huyện.

Giáo dục

Y tế

Hệ thống y tế của huyện bao gồm: bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước có quy mô 350 giường, là bệnh viện quy mô phục vụ liên huyện các huyện phía nam của tỉnh Cà Mau. Bệnh viện này đang được đầu tư xây dựng theo chương trình nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Mạng lưới y tế tuyến xã được tăng cường, 10/11 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế  xã (còn lại xã Lương Thế Trân do mới chia tách đang được đầu tư xây dựng).

Toàn huyện hiện có 331 cán bộ y tế và 34 cán bộ dược, trong đó số bác sĩ là 75 người, dược sĩ cao cấp 1 người, bình quân có 5,5 bác sĩ/1 vạn dân, tương đương với bình quân của toàn tỉnh Cà Mau. Các trạm y tế xã đều có bác sĩ phục vụ. Các cơ sở khám chữa bệnh, quầy thuốc tư nhân được quản lý đúng quy định.

Nhìn chung, ngành  Y tế huyện đã cơ bản bảo đảm yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; công tác y học dự phòng, các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình được coi trọng đã xử lý kịp thời các ổ dịch, không để bùng phát diện rộng, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt 96%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 17,45%. 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cái Nước http://cainuoc.camau.gov.vn/wps/portal/ http://www.camau.gov.vn/wps/portal/!ut/p/a1/tVVNd6... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi...